Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Bế tắc nhìn con chống chọi với bệnh ung thư máu


Nhìn vẻ hồn nhiên của bé Trương Đình Nam khi chơi đùa với các bạn cùng xóm trọ không ai nghĩ rằng cháu đang mang trong mình căn bệnh ung thư máu quái ác. Căn bệnh hiểm nghèo đang dần cướp đi tuổi thơ trong sáng của cháu, cướp đi cuộc sống bình yên, hạnh phúc của gia đình cháu và cũng có thể cướp đi tính mạng của cháu, một đứa trẻ thông minh và xinh xắn nếu cháu không được kịp thời cứu chữa...
Đã nghèo lại gặp cái eo
Chúng tôi tìm đến xóm trọ ở địa chỉ 21/7A, khu phố Thống Nhất, TX.Dĩ An, nơi gia đình anh Trương Đình Thái và chị Lưu Thị Xen sinh sống vào lúc tối mịt vì ban ngày anh chị phải cho cháu lên Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) để chạy chữa. Chị hàng xóm bảo chúng tôi: “Ngồi chờ một chút. Hôm nay hai vợ chồng đi xe buýt nên về hơi trễ. Chiếc xe máy, phương tiện đi lại hàng ngày và là tài sản cuối cùng đã bị đem đi cầm hôm qua rồi. Đi lại vất vả thế nhưng ngày nào vợ chồng nó cũng đưa con về vì trong bệnh viện thì không có chỗ ở mà thuê nhà thì 100.000 đồng/ngày, tiền đâu mà chịu cho nổi”. Anh Thái sinh năm 1982, quê Yên Bái là người dân tộc Dao. Anh chị gặp và yêu nhau khi anh đang đi nghĩa vụ quân sự. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, anh chị lấy nhau và cùng nhau rời quê hương vào Bình Dương lập nghiệp. Anh chị được nhận vào làm công nhân một công ty gỗ tại KCN Sóng Thần. Đến năm 2009, anh chị sinh được đứa con trai đầu lòng rất kháu khỉnh là cháu Trương Đình Nam. Dù cuộc sống có hơi khó khăn nhưng gia đình nhỏ của anh chị rất hạnh phúc và luôn tràn ngập tiếng cười. Số phận nghiệt ngã, niềm vui của anh chị chưa được trọn vẹn thì cháu Nam phát bệnh, cháu liên tục sốt cao 39 - 40 độ, sau bao nhiêu tháng chuyển hết bệnh viện này sang bệnh viện khác để hội chẩn, ngày 9-10-2011, các bác sĩ kết luận cháu bị ung thư máu, lúc đó cháu mới vừa tròn 2 tuổi.
 
Gia đình anh Thái đang bế tắc nhìn con chống chọi với căn bệnh ung thư

Từ ngày Nam bị bệnh, cuộc sống của gia đình anh chị cũng kiệt quệ dần theo những toa thuốc đắt đỏ và những lần vô hóa chất của cháu. Lúc đầu vợ chồng thay phiên nhau xin nghỉ phép để lên viện chăm sóc con, nhưng những hôm cháu phải vô hóa chất hay chọc tủy thì phải có hai người, một người chăm cháu còn một người chạy ra chạy vô theo những yêu cầu của bác sĩ. Bữa làm bữa nghỉ như vậy nên cả anh và chị đều bị công ty cho nghỉ việc nên không có thu nhập. Bây giờ, hôm nào cháu Nam điều trị nhẹ thì một mình chị Xen ở lại chăm sóc con còn anh Thái tranh thủ chạy vể xin đi làm phụ hồ hoặc ai thuê gì làm nấy. Cả hai bên gia đình nội ngoại nghe tin cháu bị bệnh cũng dốc hết tiền bạc gửi vào lo cho cháu nhưng vẫn như muối bỏ bể. Vì dốc hết tiền lo thuốc thang cho cháu nên kinh tế gia đình ngày càng cạn kiệt, nghèo nàn. Chính quyền địa phương đã xét duyệt cho gia đình anh thuộc “Hộ nghèo đặc biệt”. Đã vậy, ông nội cháu lại là thương binh hạng 3/4, mất sức lao động 63%, do vết thương mang trên mình nên thường xuyên đau ốm. Cứ thế hai vợ chồng anh Thái đang ngày đêm cùng con chiến đấu với bệnh tật trong miên man những nỗi lo và nhờ vào những bữa cơm từ thiện của cộng đồng giúp đỡ. Biết được hoàn cảnh khó khăn của anh chị, bà con hàng xóm cũng rất thương, chủ nhà trọ cũng bớt tiền thuê nhà cho anh chị. Biết anh chị cần tiền nên mọi thứ trong nhà đều bị đem đi bán hết nên cách đây mấy hôm có một chú chuyên đi mua đồ điện tử cũ mua được cái đầu đĩa còn rất tốt với giá 300.000 đồng, chú đem qua tặng cho bé Nam để cháu coi ca nhạc cho đỡ buồn.
“Chú lính chì” bé nhỏ
Đáng thương nhất vẫn là cháu Nam. Nhìn cháu bi bô nói cười ít ai ngờ được cháu phải chịu bao nhiêu đớn đau trong suốt một năm qua. Những lần vô hóa chất, tóc và lông mày, lông mi cháu rụng hết nhìn rất đáng thương. Nhìn thân hình cháu mũm mĩm không ai nghĩ cháu bị bệnh nặng như vậy, cháu mập như vậy là do trong các toa thuốc cháu điều trị hàng ngày có chất dexamethasone nên cơ thể cháu bị phù vì trữ nước. Anh Thái kể: “Bữa nay còn đỡ, chứ có bữa cái tay nó sưng to như cái ấm pha trà lớn ấy. Bữa trước chân cháu còn bị liệt nữa”. Cứ một tháng cháu phải vô hóa chất một toa, một toa như vậy hết mấy ngày. Đó là chưa kể một tuần cháu bị chọc tủy một lần, rồi truyền máu, tiêm thuốc... không lúc nào cơ thể cháu không có những vết bầm tím. Mẹ cháu vừa khóc vừa kể: “Thương nhất là mỗi lần chọc tủy, mình là người lớn mà còn không chịu nổi huống chi cháu chỉ mới 3 tuổi. Vậy mà như biết thương ba, thương mẹ và biết hoàn cảnh bệnh tật của mình nên mỗi lần chọc tủy là cháu tự động nằm úp mặt xuống, chổng mông lên cho hai đầu gối ép sát vào ngực để cho các đốt xương lòi ra cho bác sĩ chọc lấy tủy. Cháu chỉ khóc thét lên lúc đó vì quá đau rồi sau đó lại ngoan ngoãn nằm im cho các bác sĩ điều trị. Cứ mỗi lần nhìn thấy con như vậy là cả hai vợ chồng lại không thể nào cầm được nước mắt. Bác sĩ nói rằng căn bệnh này phải điều trị lâu dài và rất tốn kém. Bây giờ chúng tôi cũng không biết phải làm như thế nào nữa, tiền thì không còn mà bỏ con ở lại đi làm thì không đành lòng”.
Vừa rồi, do hoàn cảnh bế tắc và không còn tiền chữa trị nên vợ chồng anh Thái đã đưa cháu về quê. Nhưng các bác sĩ và những người cùng cảnh ngộ với gia đình anh ở Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM) gọi điện khuyên anh chị đưa cháu vào tiếp tục điều trị vì “còn nước còn tát”, trong khi tỷ lệ chữa khỏi bệnh cho cháu Nam là rất cao. Thương con, anh chị lại tiếp tục đưa cháu vào. Giờ đây, trước mắt vợ chồng anh là đứa con trai đang ngày đêm chống chọi với nỗi đau bệnh tật, là số tiền lớn được ghi dưới mỗi toa thuốc, là muôn vàn những khó khăn chồng chất... Nhưng mỗi ngày bên những bữa cơm từ thiện của cộng đồng, anh chị vẫn đang tiếp tục hy vọng vào một phép mầu rằng rồi đây cháu Nam sẽ khỏe mạnh và được cắp sách đến trường như bao đứa trẻ bình thường khác.
NGỌC THANH

Hãy giúp em Tiến...


Tuổi lên 9, cái tuổi vui chơi hồn nhiên của các em nhỏ, nhưng với em Nguyễn Lê Văn Tiến ở khu phố Đông Tân, phường Dĩ An, TX.Dĩ An lại khác. Mỗi khi nhìn chúng bạn chạy nhảy vui đùa cùng nhau em lại ước rằng mình cũng được khỏe mạnh để chạy nhảy như các bạn. Thế nhưng, vì bị bệnh thoát vị bẹn nên em đành phải ngồi đó nhìn các bạn. Với thu nhập ít ỏi từ công việc bán bánh ít của mẹ, không biết đến khi nào mẹ em mới có đủ tiền để phẫu thuật thoát vị bẹn cho em...
Từ nhỏ em đã phải sống chung với bệnh tim bẩm sinh. 2 năm trước, em đã được hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí. Hiện tại, ngoài căn bệnh thoát vị bẹn, em Tiến còn bị suy dinh dưỡng. Mấy năm gần đây, con mắt bên phải của em bị sụp mí nên thị giác của em cũng không được tốt... Mới mấy tuổi đầu em đã phải mang trong mình một lúc nhiều căn bệnh khác nhau, nên sức khỏe của Tiến rất yếu. Năm nay, Tiến bước sang tuổi thứ 9 nhưng em chỉ nặng khoảng 15kg, người còm nhom, yếu ớt, trông em chỉ khoảng 5 -6 tuổi. Mẹ em, chị Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ: “Vì bệnh tật riết như thế, nên việc học của Tiến cứ mãi dở dang. Hiện nay Tiến chỉ mới học lớp 1 thôi. Vì cháu uống thuốc nhiều nên khi cầm bút viết chữ hơi run tay. Người ta bảo, phải cho Tiến ăn uống bồi dưỡng nhiều vô, nhưng hoàn cảnh gia đình mình nghèo khó vậy nên không thể lo cho con đầy đủ, có gì ăn đó thôi. Thấy con yếu, ốm như thế chị cũng rầu lắm, muốn vô nước biển cho con khỏe hơn nhưng cũng không đủ sức...”.
 
Em Nguyễn Lê Văn Tiến và mẹ

Cách đây 6 năm, ba em đã ra đi vì căn bệnh ung thư ruột quái ác, để lại cho chị Hạnh 4 đứa con nheo nhóc. Để nuôi 4 đứa con, chị chọn nghề làm bánh ít bột mì. Hàng đêm, chị Hạnh phải thức đến gần sáng mới làm xong 200 - 300 cái bánh ít để mai mang ra chợ Dĩ An bán. Ngày nào mua may bán đắt, chị kiếm được khoảng 60.000 - 70.000 đồng tiền lời từ công việc này. Hết bán bánh ở chợ, chị về nhà chiên chuối chiên mang ra trước hẻm bán. Mấy tháng nay con đường phía trước hẻm nhà chị đang sửa chữa, chị đành phải nghỉ bán. Những khi rảnh rỗi, ai kêu làm gì chị làm thêm cái đó để kiếm thêm tiền lo cho con, nhưng không phải khi nào người ta cũng cần đến chị. Cực khổ là vậy, nhưng chị vẫn cố gắng vượt qua, chỉ mong con cái khỏe mạnh, được học hành đàng hoàng. Hiện nay 3 chị em của Tiến vẫn được mẹ cho đến trường (trừ chị gái đầu đã đi lấy chồng).
Nhiều khi nhìn Tiến yếu ớt, bệnh tật như thế chị Hạnh không cầm được nước mắt, nhưng vì nhà nghèo nên đành phải nhìn con thơ “chung sống” với bệnh tật. Chị Hạnh nghẹn ngào: “Bác sĩ nói phải mổ thoát vị bẹn cho cháu thì sức khỏe của cháu mới đỡ hơn. Nghe nói chi phí phẫu thuật khoảng 4 - 5 triệu đồng nhưng vì điều kiện nhà mình quá chật vật nên đến nay vẫn không lo được cho cháu”. Sinh hoạt của cả nhà gồm 4 người nhưng chỉ trông chờ vào mấy đồng tiền lời từ công việc làm, bán bánh ít của chị đúng là khó để tiết kiệm được số tiền đó. Chị Hạnh tâm sự: “Mỗi khi mình không trông chừng là cháu lại ra sân chạy nhảy. Có lần phải đưa cháu đi Bệnh viện Nhi Đồng cấp cứu. Nếu có tiền mình đã lo cho cháu được phẫu thuật rồi, chứ đâu để cháu phải chịu cảnh này...”. Bởi thế, khi trò chuyện với chúng tôi người mẹ nghèo ấy bảo “Ước gì mình trúng được tờ vé số để có tiền lo cho con”, dù không khi nào chị dám bỏ ra 10.000 đồng để mua một tờ vé số. “Nhìn cháu vì bị bệnh mà thua sút bạn bè, mình làm mẹ đau lòng lắm. Bây giờ chị chỉ mong có tiền để lo cho nó được mạnh khỏe, phát triển và lớn lên như những đứa trẻ khác...”, nói đến đây chị Hạnh lại ứa nước mắt. Mong là vậy nhưng không biết đến bao giờ chị mới có đủ tiền để lo cho con.
Hy vọng qua bài viết này, sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ với em Tiến. Chỉ có như thế em mới có chi phí phẫu thuật thoát vị bẹn. Và chỉ có như thế tuổi thơ của em mới sớm trở lại hồn nhiên như bao bạn bè.
HỒNG THUẬN

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Hãy giúp em Tiến có tuổi thơ hồn nhiên

 
(BDO)
Tuổi lên 9, cái tuổi vui chơi hồn nhiên của các em nhỏ, nhưng với em Nguyễn Lê Văn Tiến ở khu phố Đông Tân, phường Dĩ An, TX. Dĩ An (Bình Dương) lại khác. Mỗi khi nhìn chúng bạn chạy nhảy vui đùa cùng nhau em lại ước rằng, mình cũng được khỏe mạnh để chạy nhảy như các bạn. Thế nhưng, vì bị bệnh thoát vị bẹn nên em đành phải ngồi đó nhìn các bạn. Với thu nhập ít ỏi từ công việc bán bánh ít của mẹ, không biết đến khi nào mẹ em mới có đủ tiền để phẫu thuật thoát vị bẹn cho em.
Từ nhỏ em đã phải sống chung với bệnh tim bẩm sinh. 2 năm trước, em đã được hỗ trợ phẫu thuật tim miễn phí. Hiện tại, ngoài căn bệnh thoát vị bẹn, em Tiến còn bị suy dinh dưỡng. Mấy năm gầy đây, con mắt bên phải của em bị sụp mí nên thị giác của em cũng không được tốt. Mới mấy tuổi đầu em đã phải mang trong mình một lúc nhiều căn bệnh khác nhau, nên sức khỏe của Tiến rất yếu.
Năm nay, Tiến bước sang tuổi thứ 9 nhưng em chỉ nặng khoảng 15kg, người còm nhom, yếu ớt, trông em chỉ khoảng 5-6 tuổi. Mẹ em, chị Nguyễn Thị Hạnh chia sẻ: “Vì bệnh tật riết như thế nên việc học của Tiến cứ mãi dỡ dang. Hiện nay, Tiến chỉ mới học lớp 1 thôi. Vì cháu uống thuốc nhiều nên khi cầm bút viết chữ hơi run tay. Người ta bảo, phải cho Tiến ăn uống bổ dưỡng nhiều vô, nhưng hoàn cảnh gia đình mình nghèo khó vậy nên không thể lo cho con đầy đủ, có gì ăn đó thôi. Thấy con yếu ốm như thế chị cũng rầu lắm, muốn vô nước biển cho con khỏe hơn nhưng cũng không đủ sức…”
 
Em Nguyễn Lê Văn Tiến và mẹ. 
Cách đây 6 năm, ba em đã ra đi vì căn bệnh ung thư ruột quái ác, để lại cho chị Hạnh 4 đứa con. Để nuôi 4 đứa con, chị chọn nghề làm bánh ít bột mì. Hàng đêm, chị Hạnh phải thức đến gần sáng mới làm xong 200-300 cái bánh ít để mang ra chợ Dĩ An bán. Ngày nào mua may bán đắt, chị kiếm được khoảng 60.000-70.000 đồng tiền lời từ công việc này. Hết bán bánh ở chợ, chị về nhà làm chuối chiên mang ra trước hẻm bán. Mấy tháng nay con đường phía trước hẻm nhà chị đang sửa chữa, chị đành phải nghỉ bán. Những khi rảnh rỗi, ai kêu làm gì chị làm thêm cái đó để kiếm thêm tiền lo cho con, nhưng không phải khi nào người ta cũng cần đến chị. Cực khổ là vậy nhưng chị vẫn cố gắng vượt qua, chỉ mong con cái khỏe mạnh, được học hành đàng hoàng. Hiện nay, 3 chị em của Tiến vẫn được mẹ cho đến trường (trừ chị gái đầu đã đi lấy chồng). 
Nhiều khi nhìn Tiến yếu ớt, bệnh tật như thế chị Hạnh không cầm được nước mắt, nhưng vì nhà nghèo nên đành phải nhìn con thơ “chung sống” với bệnh tật. Chị Hạnh nghẹn ngào: “Bác sĩ nói phải mổ thoát vị bẹn cho cháu thì sức khỏe của cháu mới đỡ hơn. Nghe nói chi phí phẫu thuật khoảng 4-5 triệu nhưng vì điều kiện nhà mình quá chật vật nên đến nay vẫn không lo được cho cháu”.
Sinh hoạt của cả nhà gồm 4 người nhưng chỉ trông chờ vào mấy đồng tiền lời từ công việc bán bánh ít của chị, khó để tiết kiệm được số tiền đó. Chị Hạnh tâm sự: “Mỗi khi mình không trông chừng là cháu lại ra sân chạy nhảy. Có lần phải đưa cháu đi bệnh viện nhi đồng cấp cứu. Nếu có tiền mình đã lo cho cháu được phẫu thuật rồi, chứ đâu để cháu phải chịu cảnh này”. Bởi thế, khi trò chuyện với chúng tôi, chị bảo: “Ước gì mình trúng được tờ vé số để có tiền lo cho con”, dù không khi nào chị dám bỏ ra 10.000 đồng để mua một tờ vé số. “Nhìn cháu vì bị bệnh mà thua sút bạn bè, mình làm mẹ đau lòng lắm. Bây giờ chỉ mong có tiền để lo cho nó được mạnh khỏe, phát triển và lớn lên như những đứa trẻ khác…”, nói đến đây chị Hạnh lại ứa nước mắt. Mong là vậy nhưng không biết đến bao giờ chị mới có đủ tiền để lo cho con.
Hy vọng qua bài viết này, sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ với em Tiến. Chỉ có như thế em mới có chi phí phẫu thuật thoát vị bẹn. Và chỉ có như thế, tuổi thơ của em mới sớm trở lại hồn nhiên như bao bạn bè. 

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Người mẹ già làm mướn nuôi 2 con bệnh tật


 
Có ở trong hoàn cảnh khó khăn mới thấu hiểu được nỗi cùng cực của người mẹ có 2 con trai đều bị bệnh thần kinh ấy. Bằng tình thương của người mẹ dành cho con, không quản ngại cực khổ, ngày ngày dù có ốm đau bà vẫn phải đi làm mướn để chắt chiu từng đồng nuôi 2 con qua ngày. Người mà chúng tôi muốn nói đến là bà Phạm Thị Ba ở khu phố Bình Thung 2, phường Bình An, TX.Dĩ An...
Bà Ba lấy chồng nay cũng gần 40 năm. Gia đình nhà chồng cũng nghèo nên vợ chồng bà chỉ biết dựa vào sức mình kiếm sống. Như bao người mẹ khác, bà hạnh phúc biết bao khi 3 đứa con trai lần lượt ra đời. Nhưng niềm hạnh phúc ấy chưa được bao lâu thì người con đầu (sinh năm 1974) và con thứ 2 (sinh năm 1975) mắc chứng bệnh thần kinh. 15 năm trước, người chồng của bà cũng phát hiện mắc bệnh lao. Nhà nghèo, con lại bệnh nên ông cũng phải đi làm thuê để kiếm tiền phụ vợ lo cho con. Chính sự lao lực đó đã khiến sức khỏe của ông ngày một suy kiệt và dần dần không còn phụ vợ được gì nữa. Hơn một năm trước, chồng bà nằm liệt một chỗ. Mọi sinh hoạt cá nhân của chồng, 2 con bị bệnh đều do bà lo liệu. Trong khi đó, bà còn phải đi làm mướn để lo cái ăn cho cả gia đình, với sự phụ giúp của người con trai út đang đi làm công nhân.
 
 Bà Ba bên người con trai thứ hai bị bệnh thần kinh
Sự bất hạnh vẫn chưa chịu buông tha người vợ, người mẹ nghèo ấy. Khoảng một năm trước, người con trai út - niềm an ủi còn lại của bà - cũng đã mất vì bị tai biến. Người con trai út của bà ra đi chưa được bao lâu thì chồng của bà cũng mất (cách nay khoảng 4 tháng) vì sức khỏe quá yếu. Không có tiền, bà nhờ người quen vay mượn 7 triệu đồng để lo đám tang cho chồng. Sau khi lo đám tang cho chồng xong, bà trả được 2 triệu đồng, còn nợ lại 5 triệu đồng. Khoản nợ ấy đến nay vẫn còn giữ nguyên vì bà không có khả năng trả. Đó là chưa kể, một tháng bà phải chạy vạy ngược xuôi để có được 500.000 đồng trả tiền lãi cho chủ nợ. Bà nói: “Biết vay như thế là lãi quá nhiều, nhưng không vay thì lấy gì lo cho chồng. Để vay được số tiền ấy, tui phải nhờ người quen vay dùm chứ tui nghèo thế này đi vay họ không cho...”.
Gánh nặng gia đình lại đè thêm lên đôi vai gầy yếu của bà. Bà tưởng mình không thể gượng dậy nổi. Nhưng mỗi khi anh thứ hai lên cơn động kinh, bà phải gượng dậy ôm con vào lòng, cạo gió, pha nước chanh cho con uống. Ngày ít thì một lần, ngày nhiều thì ba lần. Mỗi lần lên cơn co giật như thế từ 5 - 30 phút sau anh mới trở lại bình thường. “Bị giật riết như thế nên sức khỏe, tinh thần của nó cũng không được bình thường nữa. Đó là chưa kể, mấy năm nay, không biết cái phong xù gì đó mọc lên đầy mặt nó, ai lạ nhìn thấy nó cũng sợ cả...”, bà Ba nghẹn ngào khi kể về người con trai thứ hai của mình.    
Lo cho người con thứ hai chưa xong, bà lại quay sang lo cho người con trai đầu. Anh này cũng bị bệnh thần kinh, không lên cơn co giật nhưng hay bỏ nhà đi lang thang. Thường thì anh đi lang thang đến chiều bụng đói cũng biết tìm đường về nhà, nhưng có nhiều hôm đến tối vẫn chưa thấy anh về nên bà lại tất tả đi tìm. Bà Ba chia sẻ: “Một mình vừa phải đi làm mướn kiếm tiền, vừa phải lo cho 2 con bệnh tật như vậy nên bà con trong xóm thấy tui cũng thương, giúp đỡ thêm cho. Ngày nào có người thuê, tui gửi thằng thứ hai cho hàng xóm để đi làm phòng khi nó lên cơn co giật có người bên cạnh. Còn thằng đầu tui cũng gửi cho một người bà con ở Phú Giáo trông giúp. Vậy mới có thời gian đi làm mướn cho người ta được. Nếu không lấy tiền đâu ra để đong gạo, mua mắm muối qua ngày. Mà tui giờ cũng già rồi, nên ít người mướn lắm. Ngày nào có người kêu thì kiếm được 50.000 đồng, coi như ngày đó có ăn. Còn không có ai kêu thì coi như đói cả nhà...”.
Nhìn ngôi nhà tường xây, tôi buột miệng: “Khó vậy mà cô xây được ngôi nhà này cũng giỏi lắm rồi đó”. Bà Ba bộc bạch rằng, ngày trước vợ chồng con cái bà ở trong một cái chòi rách nát bên cạnh. Đây là nhà của người chị chồng. Sau khi chị chồng chuyển về phường Bình Thắng ở, mới cho gia đình bà căn nhà này để tránh mưa, tránh nắng với một điều kiện “chỉ được ở, không được bán”. Bà nói: “Nhà thì xây đó, nhưng mưa cũng ướt hết cô ơi! Những ngày trời tạnh ráo thì còn đỡ, nhưng đêm nào trời mưa thì coi như thức cả đêm vì nền nhà ướt hết không có chỗ để ngủ...”. Nghe bà nói, tôi ngước nhìn lên mái nhà. Đúng là tấm tôn nào cũng có nhiều lỗ thủng.
Mái nhà thì thủng, còn trong nhà cũng không có gì. Ngay cả chiếc giường nằm, hay cái ghế để ngồi cũng không có lấy một cái. “Ngay cả bản thân tui, từ ngày lấy chồng đến nay đã 60 tuổi mà chưa bao giờ may cho mình một cái áo hay cái quần mới, toàn mặc áo quần cũ người ta cho thôi...”, nói đến đây giọng bà như nghẹn lại. Mà thật, cái khổ cứ bám lấy bà quanh năm suốt tháng như thế thì lấy đâu dư dả. Bà bày tỏ: “Bây giờ tui chỉ mong có tiền để trả nợ cho người ta. Nếu không tháng nào cũng phải đóng tiền lãi như thế thì lấy đâu ra tiền lo cho con.
HỒNG THUẬN

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Một học sinh giỏi gặp khó khăn đang cần giúp đỡ

Một học sinh giỏi có khả năng phải nghỉ học giữa chừng. Đó là trường hợp của em Lê Quang Ý, học sinh lớp 8A3, trường Trung học cơ sở Bình An, TX.Dĩ An.



 Em Lê Quang Ý có thể phải nghỉ học giữa chừng bất cứ lúc nào
Ý sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng buồn. Bố mẹ chia tay nhau khi em tròn 7 tuổi, mẹ bị bệnh tim không thể nuôi 2 anh em Ý ăn học cùng một lúc nên gửi em vào chùa Pháp Hạnh ở Bình Dương, em phải thoát ly gia đình từ đó. Đến tháng 3-2012, Ý xin ra khỏi chùa về chăm sóc mẹ, bệnh tim của mẹ Ý ngày càng nặng trong khi hàng tháng phải sống dựa vào 400 ngàn đồng tiền trợ cấp của địa phương. Không có tiền mua thuốc nên mẹ em ngày càng suy yếu dần, anh trai Ý vì vậy mà cũng đã phải bỏ học giữa chừng.
Ý là một học sinh ngoan, hiền, liên tục 8 năm liền đều đạt học sinh giỏi của trường, đặc biệt em rất có năng khiếu về môn hóa và vật lý. Năm 2011 vừa rồi Ý đã xuất sắc giành giải nhất môn vật lý cấp thị xã tổ chức. Có lẽ do sống trong chùa từ nhỏ nên em được các thầy rèn cho rất nhiều đức tính, từ tính kiên trì nhẫn nại đến vượt khó vươn lên. Chính vì vậy mà trong học tập em luôn đạt được kết quả tốt, Ý chia sẻ: “Em luôn tận dụng hết khoảng thời gian học tập ở trên lớp, nhất là đối với các môn học tự nhiên em học và thực hành tại chỗ, có những gì thắc mắc không hiểu em hỏi cô giáo liền, nhờ vậy mà em nhớ được lâu hơn”. Ngoài ra, Ý còn rất năng động trong công tác Đoàn - Đội, em luôn tham gia tích cực các hoạt động của trường, lớp tổ chức. Nhận xét về cậu học trò của mình, cô Vũ Minh Nguyệt - giáo viên chủ nhiệm lớp 8A3 cho biết: “Mặc dù phải sống trong môi trường khép kín ở chùa từ nhỏ nhưng lên lớp lúc nào Ý cũng rất hòa đồng với bạn bè và hay giúp đỡ, kèm cặp các bạn trong học tập nên rất được mọi người yêu quý”. Mong muốn lớn nhất của Ý bây giờ là được tiếp tục đi học, làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ.
Hiện tại, Ý đang được phụ huynh của em Võ Thanh Phước bạn thân học cùng lớp nhận cưu mang nuôi dưỡng. Gia đình của Phước rất tốt, tuy vậy cuộc sống của họ cũng rất khó khăn, công việc hàng ngày của bố, mẹ Phước chỉ là những lao động phụ hồ. Liệu rằng gia đình họ có thể tiếp tục giúp đỡ em hay không khi đang phải nuôi hai đứa con ăn học nữa?
Em Lê Quang Ý có thể phải nghỉ học giữa chừng bất cứ lúc nào, ước vọng nhỏ nhoi là được đến trường học làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ liệu có quá viễn vông không? Số phận của em đang rất cần được sự thông cảm, chia sẻ của những tổ chức, cá nhân hảo tâm để em có thể tiếp tục cắp sách tới trường.
T.HOÀI

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Một số đường link có hình ảnh khám chữa bệnh cho BNN còn lưu trên mạng


Hoi Baotro Tangqua Tet 2008 BVDK Tinh: http://good-times.webshots.com/album/562220549ufnIgb
PTTT Duc T3 ,TDM,08/05/08;http://good-times.webshots.com/album/563344238whNJsa
Dot PT MAT duc TTT tu thien ,thang 6/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/DotPTMATDucTTTTuThienThang609#
Kham benhTu thien LongTan,Ben Cat,17/05/08:
http://good-times.webshots.com/album/563450014xTMofO
Kham benhTu thien AnTay,Ben Cat,17/05/08L
http://good-times.webshots.com/album/563452863mtcrJm
KhamTu thien TanPhuocKhanh 03/05/08;
http://good-times.webshots.com/album/563287768ucOcid
KhamTuthien PhuChanh 03/05/08:
http://good-times.webshots.com/album/563287222wgvhQa
Kham benh cap phat thuoc mien phi tai Tan Hiep,PhuGiao 19/04/08:
http://good-times.webshots.com/album/563145847UZTofp
Kham benh cap phat thuoc mien phi tai AnLinh,PhuGiao 19/04/08:
http://good-times.webshots.com/album/563146607PLiUDU
HopMat Kynem 19 nam PL NguoiTanTat 18/04:
http://good-times.webshots.com/album/563125398bdWSGC
Hoi Baotro tangqua Tet 2008 Benhvien PHCN:
http://good-times.webshots.com/album/562210433uVtjNR
Khambenh nhan ngay TBLS ,ChanhMy,TDM,10/08/08:
http://good-times.webshots.com/album/565286941VFOVOy
Khambenh nhan ngay TBLS ,AnDien,BenCat,12/07/08:
http://good-times.webshots.com/album/564079118zAoiKX
Khambenh nhan ngay TBLS ,DinhHiep 12/07/08:
http://good-times.webshots.com/album/564080512RGBeVw

Khambenh nhan ngay TBLS/08,ThuongTan,TanUyen,05/07/08:
http://good-times.webshots.com/album/564001920HQwocZ
Khambenh nhan ngay TBLS/08 ,PhuocHoa:
http://good-times.webshots.com/album/564001114viAdVy
Tang qua Trung Thu:
http://picasaweb.google.com/bskhai/TangQuaTrungThu#
Kham benh cap phat thuoc mien phi,Binh chuan,Thuan an,19/09/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/KhamBenhCapPhatThuocMienPhiBinhChuanThuanAn190909#
Kham benh cap phat thuoc mien phi,Tan Phuoc Khanh.Tan Uyen,19/09/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/KhamBenhCapPhatThuocMienPhiTanPhuocKhanhTanUyen190909#
Kham benh tang qua...Dot Hang Viet ve nong thon,Binh duong,10/10/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai.2/KhamBenhTangQuaDotHangVietVeNongThonBinhDuong101009#
BVPHCN-TPHCM Kham benh cap thuoc mien phi ,Binh Duong 14/04/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/BVPHCNTPHCMKhamBenhCapThuocMienPhiBinhDuong140409#
Tang qua 09:
http://good-times.webshots.com/album/569628173unKliB
World Missions Possible/Binhduong Hosp 06: http://family.webshots.com/album/548124598BBbprH
Doan RHM HANQUOC 04: http://family.webshots.com/album/233383627pAGztC
http://family.webshots.com/album/233383627pAGztC
Doan RHM HQ 05:
http://family.webshots.com/album/342898549QaMAOP
Doan RHM Han Quoc 06
http://good-times.webshots.com/album/556003203WaKTfQ
http://good-times.webshots.com/album/556003797LxYfQH
http://good-times.webshots.com/album/556049272uTcxJf
http://good-times.webshots.com/album/556073312YdKvuy
http://good-times.webshots.com/album/556118802GMrTJX
http://good-times.webshots.com/album/556152664xtejCu
http://good-times.webshots.com/album/556151086vcPFpt
Doan RHM HQ 07:
http://good-times.webshots.com/album/561537941Bvhyhk
http://good-times.webshots.com/album/561560559RmDuiw
http://good-times.webshots.com/album/561572298oKxCvD
http://good-times.webshots.com/album/561592455MJmPYq
http://good-times.webshots.com/album/561620561shxBzf
http://good-times.webshots.com/album/561626822gHZuGh
Doan RHM HQ 12/08: 
http://good-times.webshots.com/album/569073851xVnXXT

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012


Một số bài viết còn  lưu trên Blog Người Bảo trợ Bình Dương
Năm 2012:
Năm 2011: